6 điều thú vị về quốc gia nhỏ nhất thế giới
Với diện tích chưa đến 1 km2 và nằm lọt giữa lòng thủ đô Roma (Ý), Vatican là quốc gia dù nhỏ bé nhưng lại “quyền lực” nhất thế giới.
Tuy khiêm tốn về mặt diện tích nhưng Vatican được xem là một trong những quốc gia quyền lực nhất hiện nay. Toạ lạc trên một ngọn đồi ngay ngoài cổng phía tây bắc thành Roma cổ đại, đây là nơi ở chính thức của Đức Giáo Hoàng cùng các vị chức sắc tôn giáo của Giáo hội Thiên Chúa giáo khác. Với diện tích chỉ 0,44 km2 (chỉ bằng 1/8 công viên trung tâm ở New York, Mỹ) và dân số khoảng 1.000 người, Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới ẩn chứa nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
1. QUỐC GIA RIÊNG BIỆT NẰM GIỮA LÒNG NƯỚC Ý
Vatican được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Laterano với tư cách là hậu thân của Quốc gia Giáo hoàng, vốn rộng lớn hơn, tồn tại từ năm 756 tới 1870 sau Công Nguyên và là một nền quân chủ thần quyền. Giáo hoàng là Quốc trưởng và là lãnh đạo Chính phủ của Vatican, ngài chính là vị vua chuyên chế duy nhất ở châu Âu, không truyền tử, nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao.
Tiền tệ của Vatican là đồng Euro, đất nước có con tem, hộ chiếu, bảng số xe, quốc kỳ và quốc ca riêng. Một điểm mà Chính phủ này không có là hệ thống thuế. Tiền bán vé vào bảo tàng, tem và quà lưu niệm cùng sự đóng góp từ nhiều tổ chức là nguồn thu nhập của Vatican.
2. NHÀ THỜ THÁNH PETER TRƯỚC KIA LÀ MỘT NGHĨA TRANG CỔ
Trước đây vào thời kỳ La Mã cổ đại, nghĩa trang của đế chế này được nằm trên ngọn đồi Vatican. Đến năm 64 sau Công Nguyên, sau một trận hỏa hoạn san bằng thành phố lớn thì Hoàng đế Nero đã tìm cách ghép tội cho tất cả những người theo Cơ Đốc giáo đã gây ra vụ cháy. Vị vua này đã cho hành hình những người này theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, Thánh Peter chính là người đừng đầu nhóm tông đồ của Chúa Jesus và cũng là vị giám mục đầu tiên của đế chế La Mã. Thi hài của ông đã được an tang ngay tại đồi Vatican.
Đến thế kỷ thứ 4, khi Cơ Đốc giáo được thừa nhận hợp pháp tại Rome thì Hoàng đế Constantine bất đầu cho xây dựng nhà thờ trên khu mộ cổ và nơi an nghỉ của Thánh Peter. Ngôi nhà thờ được cho khởi công xây dựng vào những năm 1500.
3. GIÁO HOÀNG CHƯA TỪNG RỜI KHỎI VATICAN TRONG 60 NĂM
Khi Vatican còn là một bang nằm trong lãnh thổ Ý với tên gọi Papal States, các giáo hoàng luôn từ chối sự sát nhập nằm dưới quyền kiểm soát của quốc gia Ý. Giáo hoàng Pius IX (triều đại: 1846 – 1878) từng tuyên bố ông là “tù nhân ở Vatican”. Trong vòng 60 năm qua, các đời giáo hoàng vẫn không rời khỏi Vatican để chịu sự quản lý của chính quyền nước nước Ý. Khi quân đội Ý có mặt tại Quảng trường Thánh Peter, các giáo hoàng cũng không xuất hiện ngoài ban công và từ chối luôn việc cầu phúc cho họ.
4. TẦM NHÌN GÓI GỌN TRÊN NÓC THÁNH ĐƯỜNG PETER
Điểm lý tưởng nhất để chiêm ngưỡng toàn thể Vatican là trèo lên nóc Thánh đường Thánh Peter. Từ nơi này có thể nhìn thấy 61 công trình chính yếu của Vatican.
Những công trình này được lần lượt xây dựng trong suốt một ngàn năm qua, từ hầm mộ Thánh Peter đến nhà thờ, nhà nguyện, lâu đài giáo hoàng, bảo tàng, quảng trường cho đến nhà thống đốc, sân trực thăng, nhà ga, hệ thống đường sá bên trong Vatican…
5. LÍNH THỤY SĨ ĐƯỢC THUÊ LÀM LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI QUỐC GIA
Khi đến Vatican, du khách dễ dàng gặp The Swiss Guard – đội vệ binh người Thụy Sĩ. Trong bộ quần áo đầy màu sắc theo phong cách thời Phục Hưng, họ bắt đầu bảo vệ Giáo hoàng từ năm 1506. Đó là khi Giáo hoàng Julius II lên nắm quyền, ngài theo bước rất nhiều người có địa vị tại châu Âu, thuê một đội quân Thụy Sĩ để đảm bảo an toàn.
Đội quân này thường xuyên đi tuần và canh phòng cẩn mật cho cả thành quốc Vatican. Họ được huấn luyện bài bản, có sức mạnh, kỷ cương và là những tay thiện xạ. Tất nhiên, các thành viên trong đội đều là người Thụy Sĩ.
6. QUỐC GIA CÓ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐÔNG NHẤT THẾ GIỚI
Tính đến năm 2015, ước tính dân số của Vatican vào khoảng 1.000 người. Với con số khách du lịch lên tới 5 triệu lượt khách/năm, Vatican trở thành quốc gia có lượng khách du lịch đông nhất thế giới tính theo bình quân đầu người.
Dân số Vatican bao gồm các Hồng y, thành viên của Đội lính gác Thụy Sĩ, các thành viên của hàng Giáo phẩm và một nữ tu bên trong tòa Thánh Vatican. Ngoài ra còn có các thành viên của hàng Giáo phẩm đang công tác trong các chức vụ ngoại giao ở nước ngoài.
Trà My- Nguồn: Sưu tầm