Ăn chơi gì khi du lịch Hội An?

Phố cổ Hội An được ví như một bức tranh vừa cổ điển, vừa hiện đại cực kỳ thú vị. Do đó, ngày càng nhiều bạn trẻ chọn du lịch Hội An trong thời gian gần đây.

Kiến trúc ở Hội An góp phần lớn trong việc hình thành vẻ đẹp đặc trưng cho nơi này. Các ngôi nhà cổ dạng ống hầu như chỉ một màu vàng cổ kính với giàn hoa lũng lẵng trước ngõ, tạo nên không gian thơ mộng, hút hồn người qua.

Đến với Hội An, bạn có thể tìm đến và chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ những ngôi nhà cổ như Tân Ký, Quân Thắng, Phùng Hưng, Đức An,…

Ở nơi này, bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cụ, ông cụ bà, cô gánh hàng rong với nhiều món ăn ngon đậm nét phố cổ, luôn nở nụ cười thân thiện trên môi. Tiếng nói, tiếng chào nhau của người dân Hội An nhẹ nhàng, từ tốn mà đặc trưng, làm người đến đắm say mỗi khi nhớ về.

Chơi gì khi du lịch ở Hội An?

1. Chùa Cầu

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Giữa cây cầu này có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế.

Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật và cả phương Tây.

2. Biển Cửa Đại

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và nhiều hàng quán hải sản tươi ngon, giá rẻ. Về đêm, biển Cửa Đại đẹp hút hồn bởi bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn

3. Ngoạn cảnh sông Thu Bồn

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xiêu lòng.

4. Làng mộc Kim Bồng


Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra sản phẩm mỹ nghệ bằng gỗ tinh xảo.

5. Làng gốm Thanh Hà


Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay.

Sản phẩm chủ yếu ở đây là đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú. Đặc biệt, những vật dụng này nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

6. Đảo Cù Lao Chàm


Ảnh: Twitter

Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Ăn gì khi du lịch ở Hội An ?

1. Cao lầu


Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ nói cao lầu xuất hiện ở Hội An từ thế kỷ 17. Có lẽ vì thế mà món này chịu ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa cũng như món mì lạnh Udon của người Nhật. Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng và duy chỉ có nơi đây mới có món Cao Lầu đúng chất.

2. Cơm gà Phố Hội

Với tất cả sự khéo kéo tỉ mỉ trong cách chế biến, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà đủ tạo dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.

Cơm này ăn kèm với hành tây, đu đủ chua, rau thơm trà quế, cho thêm một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn càng tăng thêm phần hấp dẫn.

3. Mì Quảng


Ảnh: Internet

Nhìn bên ngoài, mì Quảng gần giống như Cao Lầu nhưng chỉ cần nếm thử một lần, bạn sẽ thấy đây là hai món ăn khác biệt hoàn toàn. Mì Quảng thường được ăn cùng với tôm, thịt, trứng cút… tất cả đều ngấm gia vị thấm thía. Khi ăn cũng không thể thiếu bánh tráng nướng giòn và rau kèm.

4. Bánh đập – hến xào


Ảnh: Bloghoian.com

Miếng bánh đập giòn tan ăn kèm với hến xào vừa miệng là món ăn chơi cực hấp dẫn ở Hội An. Bạn nên thử một lần để cảm nhận trọn vẹn dư vị hài hòa của món ăn này.

Nguồn Travelmag