Cung điện Potala – Kỳ Quan Tôn Giáo Của Tây Tạng

Cung điện Potala không chỉ mang giá trị lịch sử, tôn giáo và kiến trúc lâu đời. Đây còn là mái nhà của nhiều kho báu vô giá cũng như các tuyệt tác nghệ thuật của nhân loại.

Nằm trên đỉnh Hồng Đồi ở độ cao 3.600 mét so với mực nước biển, hướng ra thung lũng Lhasa, cung điện Potala (Bố Đạt La cung) cao 170m này được xem là cung điện đồ sộ và nguy nga nhất trong tất cả các kiến trúc cung điện ở Tây Tạng. Potala từng được sử dụng như là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng như là nơi đặt chính phủ Tây Tạng. Đây là một công trình biểu tượng cho quyền lực gắn liền với các đời Đạt Lai Lạt Ma và Tạng Vương, đóng vai trò gìn giữ, truyền bá văn hóa truyền thống của Tây Tạng.

Phong cách kiến trúc đồ xộ và xếp lớp phần nào làm quang cảnh nơi đây càng kinh ngạc hơn, chính giữa một khoảng trời đất bao la ấy, lại nổi lên một “thành trì” thường chỉ thấy trong những câu truyện cổ. Tổng thể cung điện Potala cao 117m, từ Đông sang Tây có chiều dài 360m, chiều rộng theo trục Bắc-Nam đo được 270m; diện tích hơn 360km2 bao gồm 13 tầng, bên trong chia thành hơn 1000 phòng nhỏ với gần chục ngàn Phật điện, vật liệu xây dựng cung là gỗ, đá, và bùn, độ cao trung bình so với mặt nước biển là 3600m, là cung điện xây dựng ở độ cao ấn tượng nhất thế giới. Phải nói rằng đó là một kỳ quan tôn giáo không chỉ riêng trong Lhasa mà của toàn nhân loại.


Quần thể cung điện này gồm 3 công trình kiến trúc tiêu biểu là cung điện mùa đông Potala, đền Jokhan và cung điện mùa hè Norbulingka. Các tòa nhà được xây dựng bằng gỗ và đá là lối kiến trúc nổi bật cho phong cách Phật giáo Tây Tạng, mang đậm nét ảnh hưởng từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.



Được bao quanh bởi những bức tường kiên cố, cung điện mùa đông Potala tọa lạc trên đỉnh ngọn Hồng Đồi do vị Tạng Vương đầu tiên xây dựng trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 6 – 7, và được tu tạo lại vào khoảng giữa năm 1600 thời Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5. Cung điện mùa đông Potala là một kho báu vô giá với khoảng 698 bức tranh, gần 10 nghìn cuộn tranh giấy và nhiều tác phẩm điêu khắc giá trị. Từ các bức tường ở cổng vào đến thảm, mái che, rèm cửa… đều là các tác phẩm nghệ thuật truyền tải văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Đặc biệt, nơi đây lưu trữ một bộ sưu tập đồ sộ kinh Phật và nhiều tài liệu lịch sử quan trọng.

Được mệnh danh là trái tim của Lhasa, Jokhan là ngôi đền quan trọng và thiêng liêng nhất của Tây Tạng. Đền Jorkhang được xây dựng vào năm 642 với mục đích truyền bá Phật giáo và từ đó trở thành nơi thờ Đức Phật Thích Ca. Ngôi đền lưu giữ hơn 3.000 tấm ảnh của Đức Phật, các vị thần, các nhân vật lịch sử khác cùng nhiều bản thảo ghi chép lịch sử phát triển tôn giáo Tây Tạng. Từ thành phố Lhasa có 3 con đường chính để những người hành hương đi bộ lên tới đền thờ. Nhiều người vừa đi vừa hành lễ bái dọc theo các tuyến đường để đạt được tâm nguyện thấu tới Đức Phật.


Trong khi đó, Norbulingka, cố cung mùa hè của Đạt Lai Lạt Ma được xây dựng vào thế kỷ 18, nằm trên bờ sông Lhasa, cách cung điện Potala khoảng 2 km về phía Tây. Bản thân Norbulingka là một tác phẩm nghệ thuật với 4 khu cung điện, một tu viện và nhiều phòng ốc trong một khu vườn rộng lớn. Nơi đây ghi dấu các sự kiện lịch sử mang tính chất trịnh trị của Tây Tạng.


Cánh cổng cuối cùng của quần thể cung Potala, ra khỏi đây, chúng tôi lại bắt đầu một cuộc đi dạo mới, đó là đi hết vòng Kora lớn theo tường bao ngoài dưới chân cung điện. Con đường này đẹp tuyệt vời! hàng trăm chiếc kinh luân màu đồng óng ả in nổi câu kinh Om Mani Padme Hum xếp dọc theo tường, chốc chốc lại có người đi tra dầu bôi trơn cho từng chiếc, những đoàn người Tạng vừa đi vừa đẩy kinh luân xoay theo chiều kim đồng hồ giữa cái nắng trưa oi ả. Ở đây, người viết gặp nhiều người Tạng hơn cả, khác với bên trong cung điện Potala đa phần là khách thập phương. Con đường Kora kết thúc cũng là lúc du khách đến bến xe buýt trước cửa cung Potala.

Nguồn vneconomy.vn