Đại lộ Nam Kinh: Món quà tình yêu của Tưởng Giới Thạch dành cho Tống Mỹ Linh
Từng có một Tưởng Giới Thạch vì Tống Mỹ Linh nói thích ngô đồng mà trồng cả hàng cây ở Đại Lộ Nam Kinh.
Nam Kinh không chỉ nổi tiếng với lịch sử phong phú và vẻ đẹp cổ kính, mà còn là nơi chứa đựng những câu chuyện tình lãng mạn vượt thời gian. Một trong những địa điểm nổi tiếng nhất chính là Mỹ Linh cung, hay còn được gọi là cung điện Mỹ Linh. Đây là một tòa kiến trúc lộng lẫy nằm trong quần thể khu lăng mộ Tôn Trung Sơn, xung quanh cung điện là những hàng cây Ngô Đồng.
Hàng cây Ngô Đồng dọc đường vào cung điện Mỹ Linh
Vẻ đẹp của những hàng cây Ngô Đồng
Du khách khi đến Nam Kinh không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp mê hồn của những cây ngô đồng Pháp (thuộc họ Tiêu huyền), mọc khắp nơi trong thành phố. Ít ai biết rằng, những hàng cây cổ thụ này không chỉ mang lại bóng mát và vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn ẩn chứa một câu chuyện tình yêu lãng mạn. Tống Mỹ Linh rất yêu thích loại cây này, và để làm hài lòng bà, Tưởng Giới Thạch đã ra lệnh trồng hàng loạt cây ngô đồng Pháp khắp Nam Kinh trước khi kết hôn.
“Nếu Mỹ Linh tiểu thư thích ngô đồng, tôi sẽ trồng chúng khắp Nam Kinh.”
Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh
Những hàng cây ngô đồng cổ thụ đã ngót nghét gần trăm năm, được trồng thành hình dáng một chiếc vòng cổ khổng lồ, với vị trí trung tâm chính là dinh thự của vợ chồng Tưởng Giới Thạch – Mỹ Linh cung. Nhìn từ trên cao, cả quần thể như một chiếc vòng cổ với viên kim cương xanh khổng lồ ở giữa. Vào mỗi mùa, chiếc vòng cổ này lại mang một màu sắc khác nhau. Trong đó đẹp nhất là mùa hè, khi lá cây ngô đồng chuyển sang màu vàng rực rỡ, cung điện nguy nga trở nên càng nổi bật hơn.
Vẻ đẹp của cung điện Mỹ Linh khi vào hạ
Truyền thuyết cây Ngô Đồng và chim Phượng Hoàng
Nếu bạn thường xem những bộ phim cổ trang thì bạn sẽ thường nghe nhắc tới câu nói: Phượng Hoàng đậu cây Ngô Đồng. Câu chuyện này bắt nguồn từ truyền thuyết: Khi xưa, vua Phục Hy tình cờ trông thấy năm vì sao rơi xuống cây Ngô Đồng và một chốc sau, chim Phượng Hoàng liền bay đến đậu. Nhà vua biết Phụng là chúa của các loài chim, do vậy cây Ngô Đồng hẳn là gỗ quý, hấp thụ tinh hoa Đất Trời, có thể chế đồ nhã nhạc, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn để phân tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Đoạn ngọn thì tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục và nặng, duy đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Nhà vua liền lệnh đem ra giữa dòng sông nước chảy ngâm, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi khô, chọn ngày tốt, gọi người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm. Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót…
Tương truyền, nhạc cụ Dao cầm rất quý của Bá Nha được làm từ đoạn thân tốt nhất của cây Ngô Đồng, vậy mà khi ngang qua núi Mã Yên hay tin Tử Kỳ, người em kết nghĩa năm trước không còn nữa, Bá Nha đã tấu khúc “Thiên thu trường hận” để tiễn biệt người tri âm và khi nốt nhạc cuối cùng vừa ngưng, Bá Nha đã vái cây Dao cầm một vái rồi đập mạnh cây Dao cầm vào tảng đá, Dao cầm vỡ tung.
Cây Ngô Đồng và Phượng Hoàng cũng thể hiện cho sự uy quyền và cưng chiều của Tưởng Giới Thạch dành cho Tống Mỹ Linh. Bởi Phượng Hoàng và Ngô Đồng ngày xưa thường ám chỉ cho ngôi vị cao nhất – mẫu nghi thiên hạ.
Vẻ đẹp của cung điện Mỹ Linh
Cung điện Mỹ Linh nằm trên núi Voi Xiangshan phía đông thành phố Sifang, thuộc Khu thắng cảnh Trung Sơn của Nam Kinh. Ban đầu, đây là nơi ở chính thức của Chủ tịch Chính phủ Quốc gia và sau đó được chuyển đổi thành phòng chờ dành cho các quan chức cấp cao tại Lăng Tôn Trung Sơn. Từ khi Chính phủ Quốc gia chuyển về Nam Kinh từ Trùng Khánh, nơi này trở thành chỗ ở chính thức của Tưởng Giới Thạch và Tống Mỹ Linh.
Hình ảnh cung điện Mỹ Linh chụp từ trên cao xuống
Quá trình xây dựng Cung điện Mỹ Linh cũng là một câu chuyện đáng kể. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1929, khi tham dự lễ tôn kính Tiến sĩ Tôn Trung Sơn cùng Tưởng Giới Thạch, Tống Mỹ Linh đã đề nghị xây một biệt thự ở khu vực núi Tiêu Hồng Sơn. Đến mùa thu năm 1930, Tưởng Giới Thạch chính thức đề xuất xây biệt thự trên Nghĩa trang Tiêu Hồng Sơn, và dự án bắt đầu vào mùa xuân năm 1931.
Cung điện Mỹ Linh không chỉ là một tác phẩm kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Trung Hoa và phương Tây, mà còn là biểu tượng của tình yêu và sự chăm sóc của Tưởng Giới Thạch dành cho vợ. Thiết kế của cung điện như một chuỗi ngọc trai với mặt dây chuyền bằng ngọc lục bảo, còn những cây ngô đồng Pháp tạo thành “chiếc vòng cổ” bao quanh tòa nhà chính. Mỗi chi tiết trong cung điện, từ lan can chạm khắc phượng hoàng đến nội thất sang trọng, đều thể hiện tình yêu và sự tôn trọng của Tưởng Giới Thạch dành cho Tống Mỹ Linh.
Vẻ đẹp của cung điện Mỹ Linh
Trong những năm tháng lịch sử biến động, cung điện Mỹ Linh đã trải qua nhiều thay đổi và được sử dụng cho các mục đích khác nhau, từ nơi nghỉ ngơi của quan chức cấp cao đến viện dưỡng lão cao cấp và nhà khách cấp nhà nước. Đến năm 2013, cung điện được sửa chữa và khôi phục lại hình dáng ban đầu, mở cửa trở lại cho công chúng tham quan.
Cung điện Mỹ Linh không chỉ là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn là biểu tượng của một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu. Mỗi chi tiết trong cung điện đều chứa đựng tình cảm và sự quan tâm của Tưởng Giới Thạch dành cho Tống Mỹ Linh, làm cho nơi đây trở thành một điểm đến lãng mạn và đầy ý nghĩa tại Nam Kinh.
Nguồn: Bảo Hân