Vạn Lý Trường Thành – Bức Tường Thành Chưa Từng Có Trong Lịch Sử Nhân Loại
Có lẽ biểu tượng đáng ghi nhận nhất trong suốt chiều dài lịch sử chói lọi của đất nước Trung Hoa chính là Vạn Lý Trường Thành. Đó là một thành trì vô cùng vững chắc với những đoạn tường thành và những pháo đài chạy dài song song với nhau. Ban đầu nó được hình thành từ ý tưởng của hoàng đế Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của những kẻ ngoại tộc man rợ vào đế quốc Trung Hoa, đó là một trong những công trình bảo vệ có quy mô cực đại đã được hoàn thành. Đoạn tường thành được biết đến nhiều nhất và được bảo tồn cẩn thận nhất chính là đoạn tường thành được xây dựng vào thế kỷ 14 đến 17 dưới triều nhà Minh (1368-1644).
Dưới thời tần
Mặc dù Vạn Lý Trường Thành có nguồn gốc xuất phát vào khoảng thế kỷ thứ 3TCN, nhưng nhiều công trình pháo đài bao gồm cả tường thành đã có mặt từ một trăm năm trước đó khi mà Trung Quốc còn bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ trong suốt thời kỳ được gọi là Thời Chiến Quốc. Khoảng năm 220TCN, Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc sau khi đã thống nhất được vương quốc, đã cho phá bỏ những tường thành trước đó và những đoạn tường thành hiện tại chạy dọc theo biên giới phía bắc như một hệ thống phòng thủ để bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công từ phía bắc, đã được mở rộng ra hơn 10000li (1li là bằng 1/3 dặm) tức là 21.196km.
Khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành vào năm 221TCN, lực lượng lao động tham gia xây dựng công trình là một lượng lớn binh lính và tù nhân. Người ta nói rằng đã có hơn 400.000 người chết trong suốt quá trình xây dựng tường thành, nhiều người đã bị chôn vùi ngay dưới chân tường thành.
Vạn Lý Trường Thành là một trong những công trình tham vọng nhất trong lịch sử các nền văn minh của nhân loại. Vị tướng quân nổi tiếng dưới thời Tần, Mông Điềm – người chiu trách nhiệm chính trong việc xây dựng tường thành đã tuyên bố sử dụng một số lượng binh lính khổng lồ, tù nhân, và dân thường để phục vụ xây dựng.
Được xây dựng chủ yếu từ đất và đá, tường thành kéo dài hơn 3000 dặm về phía Tây từ bờ biển Bột Hải, Sơn Hải Quan trải dài qua 9 tỉnh, 100 huyện và kết thúc ở tây bắc tỉnh Cam Túc. Ở một số khu vực chiến lược quan trọng, các đoạn tường thành được xây dựng chồng lên nhau để tạo nên sự phòng thủ tối đa, bao gồm cả đoạn Bát Đạt Lĩnh là đoạn tường được đến thăm nhiều nhất nằm các thủ đô Bắc Kinh 50 dặm về phía tây bắc, là đoạn tường mà sau này được xây dựng bởi nhà Minh. Điểm cao nhất của Bát Đạt Lĩnh cao đến hơn 1000m so với mực nước biển và đây cũng là đoạn tường thành đầu tiên được mở cửa cho khách vào tham quan từ năm 1957.
Vạn lý trường thành của Trung Quốc qua các thế kỷ
Sau cái chết của vua Tần Thủy Hoàng và sự sụp đổ của nhà Tần, Vạn Lý Trường Thành rơi vào tình trạng bị hư hỏng. Sau sự sụp đổ của nhà Hán (206TCN – 220), một loạt các bộ tộc ở biên giới phía bắc đã nắm quyền kiểm soát phương Bắc. Hùng mạnh nhất trong số đó là triều đình Bắc Ngụy (386-535), đã cho tu sửa và mở rộng thêm trường thành để chống lại sự tấn công của các bộ tộc khác. Bắc Tề (550-5770 đã xây dựng và sửa chữa hơn 900 dặm trường thành. Nhà Tùy (581 – 618) tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng cũng đã sửa chữa và mở rộng Vạn Lý Trường Thành vài lần.
Sau sự đổ của nhà Tùy và sự nổi dậy của nhà Đường (618-907), Vạn Lý Trường Thành bị mất tầm quan trọng của nó với vai trò là tường thành bảo vệ, Trung Quốc đánh bại một số bộ tộc ở phía bắc và mở rộng được biên giới nguyên thủy được bảo vệ bởi trường thành. Đến thời nhà Tống (960-1279), người Trung Quốc buộc phải rút lui dưới sự đe dọa từ nhà Tấn và nhà Liêu và bị chiếm mất một phần trường thành. Nhà Nguyên (1206-1368) được thành lập bởi Thành Cát Tư Hãn đã cuối cùng đã nắm quyền kiểm soát Trung Quốc, một phần châu Á, và một số lãnh thổ Châu Âu. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phòng vệ, nhưng binh lính vẫn được phân công canh gác để bảo vệ những người buôn bán, hành hương trên đường thương mại được thành lập trong suốt thời kỳ này.
Trường thành được xây dựng trong suốt thời nhà Minh
Mặc dù được xây dựng trong một thời gian rất dài xuyên suốt lịch sử, nhưng thật tế tường thành còn tồn tại đến ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh (1368-1644). Cũng giống như người Mông Cổ, những hoàng đế đầu tiên của nhà Minh cũng không coi trọng lắm việc củng cố biên giới phòng vệ và việc xây dựng cũng bị hạn chế trước cuối thế kỷ 15. Năm 1421, hoàng đế Minh Thành Tổ tuyên bố Bắc Kinh trở thành kinh đô mới của Trung Quốc. Dưới sức mạnh của những người người cầm quyền, văn hóa Trung Quốc phát triển cực thịnh, nhiều công trình được xây dựng thêm vào Vạn Lý Trường Thành như cầu, đền, chùa. Vạn Lý Trường Thành được biết đến ngày hôm nay được xây dựng vào khoảng năm 1474. Sau gian đầu của thời kì phát triển, những người đứng đầu nhà Minh bắt đầu chú trọng hơn đến việc phòng vệ bằng viêc cải tạo và mở rộng Vạn Lý Trường Thành, và xem đây là chìa khóa chính trong chiến lược bảo vệ đất nước. Vạn Lý Trường Thành dưới thời nhà Minh được tính bắt đầu từ Sơn Hải Quan đến gần Vĩnh Bột Hải và kết thúc tại tỉnh Cam Túc giáp với biên giới Sa mạc Gobi. Trường thành kéo dài qua 9 tỉnh và 100 huyện, dài tời hơn 500km.
Tầm quan trọng của Vạn Lý Trường Thành
Vào giữa thế kỷ 17, người Mãn Châu đã vượt qua bức trường thành và chiếm lấy Bắc Kinh, nhà Minh sụp đổ, người Mãn Châu thành lập nên triều đại nhà Thanh (1644-1912). Từ đó việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng chấm dứt, những hoạt động sau này chỉ là trùng tu, sửa chữa. Từ giữa thế kỷ 18 đến 20, Vạn Lý Trường Thành nổi lên như một biểu tượng của đến quốc Trung Hoa đặc biệt là người phương Tây ngày một biết đến nhiều hơn. Vạn Lý Trường Thành không chỉ thể hiện sự hùng mạnh của Trung Quốc về cả vật chất lẫn tinh thần. Một trường thành được xây dựng suốt 2000 năm, trải qua các triều đại trong lịch sử này đóng vai trò như một rào chắn để đẩy lùi những ảnh hưởng của nước ngoài với Trung Quốc cũng như giúp những người cầm quyền kiểm soát được dân chúng.
Ngày nay, Vạn Lý Trường thành được công nhận làm một trong những kiến trúc ấn tượng nhất trong lịch sử. Vào năm 1987, UNESCO đã công nhận Vạn Lý Trường Thành là Di sản thế giới. Vào thế kỷ 20, một tuyên bố đã nổi lên về việc Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể nhìn thấy từ không trung. Sau nhiều năm, nhiều đoạn đường đã được xây dựng cắt ngang trường thành tại một số điểm, và nhiều đoạn tường đã bị hư hỏng sau nhiều thế kỷ bị bỏ quên. Đoạn trường thành được biết đến nhiều nhất chính là Bát Đạt Lĩnh, được trùng tu lần cuối vào năm 1950 và thu hút hàng nghìn khách du lịch Trung Quốc đến đây mỗi ngày.
Nguồn tổng hợp